Hỗ trợ trực tuyến

Hotline : 0907 33 42 78 - 0334 180 189
yahoo skype Mr.Thuận
0907 334 278
diencoducthuan@gmail.com

tin tức mới nhất

video clip

Tư vấn kỹ thuật

Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ

( 25-01-2016 - 11:28 PM ) - Lượt xem: 17360

Cho đến thời điểm này, người ta đã nghiên cứu nhiều cách điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ (KĐB), nhưng nhìn chung thì các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện không đồng bộ đều có những ưu nhược điểm của nó và chưa đáp ứng được toàn bộ các vấn đề trong lĩnh vực động cơ điện như phạm vi điều chỉnh, năng lượng tiêu thụ, độ bằng phẳng khi điều chỉnh và thiết bị sử dụng….

Sau đây là các phương pháp  điều chỉnh chủ yếu có thể thực hiện:

Trên stato: thay đổi điện áp đưa vào dây quấn stato, thay đổi số đôi cực của dây quấn stato hay thay đổi tần số nguồn.

Trên roto: thay đổi điện trở roto hoặc mắc nối tiếp trên mạch điện roto một hay nhiều máy điện phụ gọi là nối cấp.

1-Điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB bằng cách thay đổi số đôi cực:

 Dây quấn stato có thể nối thành bao nhiêu số đôi cực khác nhau thì tốc độ có bấy nhiêu cấp, do đó thay đổi tốc độ chỉ có thể thay đổi từng cấp một không bằng phẳng. Có nhiều cách để thay đổi số đôi cực của dây quấn stato.

-Đổi cách nối dây để có số đôi cực khác nhau. Dùng trong động cơ điện hai tốc độ theo tỷ lệ 2:1

-Trên rãnh stato đặt 2 dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, thường để đạt 2 tốc độ theo tỷ lệ 4:3 hoặc 6:5

-Trên rãnh stato có đặt 2 dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, mỗi dây quấn lại có thể đổi cách nối để có số đôi cực khác nhau.

Dây quấn roto trong động cơ không đồng bộ roto dây quấn có số đôi cực bằng  số đôi cực của dây quấn stato, do đó khi đấu lại dây quấn stato để có số đôi cực khác nhau thì dây quấn roto cũng phải đấu lại .Vì vậy không được tiện lợi

Ngược lại, dây quấn roto lồng sóc thích ứng với bất kỳ số đôi cực nào của dây quấn stato, vì vậy thích hợp cho motor – động cơ điện thay đổi số đôi cực để điều chỉnh tốc độ.

Mặc dù điều chỉnh tốc độ nhảy cấp, nhưng có ưu điểm giữ nguyên độ cứng của đặc tính cơ.

2-Điều chỉnh tôc độ motor – động cơ điện không đồng bộ 3 pha bằng cách thay đổi tần số:

Tốc độ của động cơ KĐB n = n1(1-s) = (60f/p)(1-s)

Khi hệ số trượt thay đổi ít thì tốc độ tỷ lệ thuận với tần số.

Mặt khác, từ biểu thức E1=4.44f1W1KdqØmax ta nhận thấy max tỷ lệ thuận với E1/f1

Chúng ta mong muốn giữ cho Ømax= const

Muốn vậy phải điều chỉnh đồng thời cả E/f , có nghĩa là phải sử dụng một nguồn điện đặc biệt , đó là các bộ máy biến tần công nghiệp.

Do sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật vi điện tử và điện tử công suất, các bộ máy biến tần ra đời đã mở ra một triển vọng lớn trong lĩnh vực điều khiển động cơ xoay chiều bằng phương pháp tần số. Sử dụng biến tần để điều khiển động cơ theo các quy luật khác nhau  ( quy luật U/f, điều khiển véc tơ..) đã tạo ra những hệ điều khiển tốc độ motor – động cơ điện có các tính năng vượt trội.

3-Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp cung cấp cho stato.

Chúng ta đã biết, hệ số trượt giới hạn Sth không phụ thuộc vào điện áp, nếu R’2 không đổi thì khi giảm điện áp nguồn U, hệ số trượt tới hạn Sth sẽ không còn Mmax giảm tỉ lệ với U2.

Phương pháp này chỉ thực hiện khi máy mang tải, còn khi máy không mang tải mà giảm điện nguồn, tốc độ gần như không đổi.

4-Điều chỉnh tốc độ motor – động cơ điện KĐB bằng cách thay đổi điện trở mạch roto của động cơ roto dây quấn.

Thông qua vành trượt ta nối một biến trở 3 pha có thể điều chỉnh được vào dây quấn roto.

Với một mômen tải nhất định, điện trở phụ càng lớn thì hệ số trượt ở điểm làm việc càng lớn ( từ a đến b rồi c ) nghĩa là tốc độ càng giảm xuống. Vì mômen tỷ lệ với công suất điện trở Pđt, nên ta có : (r2/s2)= ((r2+rf)/s)

Do Pđt bản thân không đổi, I2 cũng không đổi nên một bộ phận công suất cơ trước kia đã biến thành tổn hao đồng    I2 x Rf. Vì lúc đó công suất đưa vào không đổi nên hiệu suất giảm, đây là nhược điểm của phương pháp này. Mặt khác, tốc độ điều chỉnh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tải lớn hay nhỏ.

 

 

 

 

 

 

mô tơ 1 pha, bán mô tơ biên hòa,mô tơ đồng nai,mua mô tơ điện,sửa chữa mô tơ,mô tơ 3 pha

mô tơ 1 pha, bán mô tơ biên hòa,mô tơ đồng nai,mua mô tơ điện,sửa chữa mô tơ,mô tơ 3 pha

mô tơ 1 pha, bán mô tơ biên hòa,mô tơ đồng nai,mua mô tơ điện,sửa chữa mô tơ,mô tơ 3 pha

 

Tư vấn kỹ thuật

Nguyên nhân làm cháy động cơ điện- motor công nghiệp

Động cơ điện hoạt động trong điều kiện không thuận lợi thì tuổi thọ của nó sẽ giảm đáng kể, đa số động cơ điện cháy do quá nhiệt, phần ít cháy do phóng điện.

Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ

Cho đến thời điểm này, người ta đã nghiên cứu nhiều cách điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ (KĐB), nhưng nhìn chung thì các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện không đồng bộ đều có những ưu nhược điểm của nó và chưa đáp ứng được toàn bộ các vấn đề trong lĩnh vực động cơ...

Cách bảo dưỡng motor(động cơ) điện 3 pha

Có rất nhiều loại motor – động cơ điện khác nhau và mỗi loại đều có cấu tạo khác nhau nên sửa chữa bảo dưỡng cũng khác nhau.
Copyright © 2015 by Điện Cơ Đức Thuận. All rights reserved. Design by NiNa Co.,Ltd
  • Đang online : 2
  • Truy cập ngày : 29
  • Tổng truy cập : 177477